Đáng lẽ đây là bài đầu tiên trong Ebook SEO Copywriting
của mình. Nó giúp các bạn đi vào bản chất, gốc rễ của vấn đề: làm sao có một bài viết tốt để phục vụ mục đích SEO? Nhưng trong quá trình chia sẻ online, cũng như offline với một số bạn mình thấy các bạn nói chung có xu hướng quá đề cao hai chữ “năng khiếu”.Vì thế khi thực hiện Ebook mình đã đi luôn vào “phần ngọn”, đó là cách giật tít, viết miêu tả, mào đầu, bài PR
, bài quảng cáo… sau đó dẫn chứng bằng một ví dụ Về một Blog có thể làm vệ tinh
. Bởi lẽ, đó là những kiến thức mà các bạn có thể nắm bắt và ứng dụng được luôn.Bây giờ, trước khi tiếp tục với các phần sau của Ebook, mình nghĩ chúng ta nên dừng lại một chút, trao đổi, chia sẻ về cái “gốc” của SEO Copywriting. Mình không phủ nhận vai trò của “năng khiếu” trong vấn đề viết lách. Nhưng theo mình năng khiếu không phải yếu tố quyết định, chúng ta có nhiều thứ khác để bắt đầu một bài viết:
Trải ngiệmBạn chưa từng làm SEO
, vậy, bạn lấy gì ra để viết về SEO?Không chỉ SEO mà mọi vấn đề khác đều thế, nếu bạn chưa từng trải nghiệm, bạn sẽ rất khó khăn để có một bài viết hay.Hồi đầu năm mình có làm một blog du lịch, trong các điểm đến ở Hạ Long, mình có rewrite hơn 10 bài viết về các đảo và bãi biển. Nhưng sau đó, đến hè, mình có chuyến đi 4 ngày ở Quan Lạn, thăm hết các bãi Quan Hào, Minh Châu, Quan Lạn… mới thấy mình viết như một “tay mơ”. Cảm giác bạn ở trên tàu cao tốc xuyên qua vịnh ra đảo, giang tay đón gió, cảm nhận vị mặn ở đầu môi đã rất khác. Chỉ một tiếng trên tàu đã cho bạn rất nhiều trải nghiệm, còn bốn ngày sau đó đưa mình tới một quyết định là chấm dứt cái blog “tưởng tượng” kia.Kiến thức xã hộiKiến thức, hiểu biết xã hội sẽ quyết định cách tiếp cận vấn đề của bạn, điều này rất quan trọng. Chắc các bạn ở đây đều biết truyện ngắn “Đôi mắt” của Nam Cao. Cùng là vấn đề về Cách mạng, cùng về người nông dân, nhưng cách nhìn của văn sĩ Hoàng và Độ rất khác nhau. Vì thế cách tiếp cận và thể hiện nó trong bài viết sẽ rất khác nhau.Người viết bài nên hiểu rằng vấn đề mà mình nhìn mới chỉ là một phần của con voi, bạn cần phải biết các phần khác, có cái nhìn toàn diện về con voi, sau đó tùy thời điểm, hoàn cảnh cụ thể để đưa ra cách nhìn phù hợp.Mình là Mod của iDVS, nhiều khi rất khó chịu vì nạn Spam, nhất là spam quảng cáo. Bài quảng cáo thường bị mình xóa và ban nick không thương tiếc. Nhiều lúc cố gắng đặt bản thân vào vị trí của các Spamer để cố tìm hiểu xem tại sao họ lại làm thế. Nhưng mình không chắc là có thể hiểu được cách nghĩ của họ. Vì thế đến giờ, dù rất muốn mà mình chưa có được một bài viết về vấn nạn Spam. Khen hay chê, tức giận hay mặc kệ, đáng giận hay đáng thương… Mình chưa hiểu tường tận về công việc của họ, cũng chưa có cách nhìn phù hợp, cũng chưa biết tiếp cận như thế nào. Vì thế mình chưa thể viết.Kinh nghiệmKhi bạn làm mãi một công việc bạn sẽ có kinh nghiệm, SEO Copywriting cũng thế. Khi bạn viết nhiều, việc viết trở thành cơm ăn, nước uống hàng ngày bạn sẽ không cần quan tâm nhiều tới giật tít, câu view, chuẩn SEO làm gì cho mệt. Bản thân mình viết bài cũng chưa bao giờ tính tới việc sử dụng cấu trúc kim tự tháp hay viên kim cương, 6W + 1H hay là quả trứng ngỗng gì cả…SEO cũng thế, bạn là người làm SEO chứ không phải máy SEO. Bạn có thể chém G+, like tùy thích và thấy rằng hôm nay thế là đủ. Không lẽ cứ nhất định sáng thêm 10 người vào vòng kết nối, cộng khoảng 40 cái, rồi twitter 10 người, like 2 chục… Mà cái công thức ấy là do bạn nghe nói là chuẩn, được nhiều người áp dụng. Cứ thử lệch đi xem sao, thành bại gì thì cũng là kinh nghiệm của bạn.Việc nhìn người khác để rút kinh nghiệm và từ bản thân rút kinh nghiệm đều quan trọng. Và tất nhiên phục thuộc vào khả năng của mỗi người.Kĩ năngKĩ năng ở đây chính là những điều mình chia sẻ với các bạn qua loạt bài viết về SEO Copywriting từ đầu tới giờ. Cách bạn viết tít, mô tả, triển khai bài cụ thể … thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Nó nói với mọi người rằng bạn được đào tạo bài bản và nắm vững các kĩ năng nghề nghiệp.Bạn có thể viết theo cảm xúc, viết vì bạn có năng khiếu, nó vẫn hay và được đón nhận. Nhưng nếu chỉ dựa vào năng khiếu mà thiếu đi sự đào tạo bài bản thì bạn không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Nếu được học hành bài bản và nghiêm túc bạn có thể viết giỏi một thể loại, và biết các thể loại khác. Bạn giỏi tin tức nhưng có thể biết phóng sự, phản ánh, bình luận… Bạn thích Văn hóa, nhưng cũng có thể biết về Kinh tế, Môi trường, An ninh…Biết tuốt không hẳn là hay nhưng cái bạn biết khi cần người khác phải hỏi bạn, cái bạn không biết khi cần bạn có thể tự tìm hiểu. Điều đó đòi hỏi bạn phải có nền tàng và được đào tạo chuyên sâu.Năng khiếuLà tấm bình phong, là cái cớ để biện hộ cho copy – paste. Năng khiếu rất quan trọng, nó giúp bạn tiếp thu và phát triển nhanh hơn nhưng không phải là tất cả. Rất nhiều người nổi tiếng viết hồi kí, một số thuê người viết, nhưng nhiều người tự viết. Họ viết về những điều mắt thấy, tai nghe, họ tiếp cận vấn đề theo cách riêng của mình…Bạn nghĩ họ có năng khiếu?Tôi không nghĩ thế!Kết luận:Tất nhiên việc viết hay còn đòi hỏi nhiều yếu tố khác như: nhiệt huyết, đam mê, rèn luyện… Vấn đề là xác định cho mình một con đường đúng đắn. Nếu bạn có ý định trở thành một SEO Copywriter bạn cần tất cả những điều tôi liệt kê ở trên và nhiều hơn thế. Nếu bạn chỉ cần nội dung tươi mới và hấp dẫn, và copywriting không phải công việc mà bạn chọn. Bạn có thể bắt đầu bằng việc trải nghiệm, tìm hiểu sâu về một lĩnh vực, và bắt đầu viết về nó, đừng ngại. Bạn cũng có thể thuê người viết; copy – paste hoặc sáng tạo ra con đường của riêng mình.Tất cả những điều tôi muốn chia sẻ với các bạn là: SEO Copywriting có thể không phải là nghề của bạn, nó có thể là một phần công việc. Bạn có rất nhiều cách để bắt đầu công việc này, và năng khiếu chỉ là 1 trong các yếu tố để có thể SEO Copywriting.
Nguồn : nguyenhoang-idichvuseo